VIỆN Y HỌC PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

AIR DEFENCE AIR FORCE MEDICal institute
Hotline 0989 542 178
Bài viết chuyên môn DÀI MỎM TRÂM

DÀI MỎM TRÂM

Ở cơ thể người, mỏm trâm chính là mỏm xương một đầu gắn vào xương thái dương, đầu còn lại là đầu tự do được nối với xương hàm dưới bởi dây chằng trâm – hàm dưới.

Mỏm trâm bình thường sẽ có chiều dài dưới 25mm, trường hợp dài trên 30mm thì bị coi là dài mỏm trâm.

Dài mỏm trâm là hiện tượng mỏm trâm bị dài ra quá mức cho phép và gây ra những sự khó chịu nhất định cho người bệnh tại vùng họng và tai. Bệnh dài mỏm trâm được mô tả lần đầu vào năm 1937 bởi bác sĩ Watt Eagle.

– Triệu chứng cơ năng: 

Bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ, kéo dài, ho khan, nuốt vướng bên họng. Khi nuốt cảm giác đau lan lên tai, tăng khi quay đầu. Đặc biệt, bệnh nhân sau khi cắt amidan, cảm giác đau này càng nhiều hơn.

- Triệu chứng thực thể :

Sờ thấy đầu mỏm trâm khi sờ hố amidan.

Soi hạ họng thanh quản thấy mỏm trâm di động vùng hạ họng.

– Chẩn đoán: 

Dựa vào triệu chứng bệnh.

Chụp phim x-quang : Tư thế Nadeau, sọ nghiêng.

Xquang: Tư thế Nadeau xác định dài mỏm trâm

CT dựng hình và đo kích thước mỏm trâm (dài > 25 mm)

   – Điều trị: 

          + Điều trị nội khoa:

Giảm đau, chống co cơ, chống suy nhược. Thuốc corticoid, thuốc vô cảm tại chỗ tác dụng kéo dài.

+ Điều trị phẫu thuật:

          Việc phẫu thuật cắt mỏm trâm sẽ được tiến hành khi điều trị nội khoa không đạt hiệu quả.

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân lo lắng nhiều vì ho khan, nuốt vướng nhiều năm đã khám tại nhiều nơi nhưng chưa ra bệnh. Đến với Khoa Tai Mũi Họng Viện Y học với trang thiết bị hiện đại và trình độ chuyên môn cao của các bác sĩ đã chẩn đoán được bệnh cho nhiều bệnh nhân.

Người viết: Đăng Minh Thông

Chia sẻ :

Bài viết liên quan