Xương chính mũi nằm ở dưới da và nhô ra ở phần mũi giữa mặt, các khớp của xương chính mũi có cấu trúc xung quanh khá lỏng lẻo. Vì vậy nó là bộ phận dễ bị gãy trong chấn thương vùng mặt. Chấn thương gây gãy xương chính mũi không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý mà còn cả tính thẩm mỹ của mũi.
Về cơ chế chấn thương, gãy xương chính mũi do nhiều nguyên nhân gây ra: do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt,… đặc biệt nguyên nhân do tai nạn giao thông. Trong thực tế gãy xương chính mũi thường đi kèm với các chấn thương khác như: chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, chấn thương mắt, chấn thương xoang, …
Thương tổn gây ra cho vùng mũi thay đổi tùy thuộc vào : tuổi , lực tác động, hướng tác động, bản chất của lực tác động
Người trẻ thường bị gãy di lệch mảnh lớn, còn người già thường bị gãy mảnh vụn. Trẻ em do đặc điểm cấu tạo mũi thường phần chủ yếu là sụn và sự xương hóa chưa hoàn toàn nên hay bị tổn thương sụn và gãy kiểu cành tươi.
Các tổn thương phần mềm gồm: rách, sưng nề, bầm tím vùng mũi.
Xương chính mũi: phần dưới mỏng hơn và nhô ra hơn nên hay bị gãy hơn so phần trên xương chính mũi chỗ khớp nối với xương trán. Lực tác động phía bên thường gây sập gãy xương chính mũi 1 bên hoặc mạnh hơn có thể gây gãy bên đối diện làm mũi vẹo lệch rõ. Tuy trong chấn thương mũi, thường gặp lực tác động từ phía bên, tình trạng vẹo lệch có thể do lực từ phía bên hoặc lực chính diện. Gãy xương chính mũi có thể: 1 bên, 2 bên, gãy vụn, gãy sập, gãy bè rộng, gãy cài, gãy cành tươi…
Tổn thương vách ngăn là yếu tố quan trọng gây biến dạng và ảnh hưởng tới chức năng mũi. Tổn thương vách ngăn: vẹo lệch, gãy di lệch.
Có thể kèm tổn thương cấu trúc xung quanh: xương hàm, xương lệ, phức hợp sàng, xoang trán.
2.1. Sang chấn đập vào chính diện tháp mũi
Trường hợp này thường gây vỡ, gãy xương chính mũi cả hai bên. Tháp mũi bị sập làm sống mũi võng xuống.
2.2. Sang chấn đập vào một bên
Làm gãy xương chính mũi một bên, tháp mũi lệch sang bên đối diện. Sống mũi bị vẹo.
2.3. Chấn thương mạnh phức tạp
Gãy xương chính mũi phức tạp có thể thành nhiều mảnh. Tháp mũi vừa bị sập vừa lệch sang bên đối diện.
2.4. Chấn thương gãy hở xương chính mũi
Trên da và phần mềm vùng tháp mũi có vết thương thông vào ổ gãy hoặc làm bộc lộ xương chính mũi.
2.5. Thương tổn kèm theo tại mũi
- Vỡ, sập sụn vách ngăn.
- Tụ máu vách ngăn.
- Rách niêm mạc mũi.
- Chảy máu mũi.
- Có điểm đau chói cố định.
- Lạo xạo xương.
- Biến dạng tháp mũi: tháp mũi có thể bị sập, lún võng xuống, có thể bị lệch sang một bên. Nếu bệnh nhân đến muộn hơn có thể sưng nề, bầm tím.
Tràn khí dưới da: gặp khi ổ gãy có lỗ thông vào hốc mũi mà vùng da tháp mũi không bị thủng.
Hẹp hốc mũi: hốc mũi có thể bị hẹp do vách ngăn mũi bị dập, gãy, vẹo hoặc tụ máu. Hoặc do tổn thương gây phù nề các tổ chức trong mũi.
3.3. Cận lâm sàng
- Phim mũi nghiêng tia mềm:
Để xác định có gãy xương chính mũi hay không và mức độ di lệch.
- CT Scan:
Trên thực tế thì CT Scan với hai tư thế Axial và Coronal bằng các lát cắt 1,5mm rất có giá trị trong chẩn đoán các kiểu di lệch và mức độ di lệch. Quan trọng hơn nữa là còn cho biết những thông tin về tổn thương kết hợp như: sọ não, mắt, hàm mặt, mô mềm,…
Mục đích :
- Thẩm mỹ
- Chức năng: đường thở thông thoáng
- Tránh di chứng: hẹp hốc mũi, thủng vách ngăn, biến dạng sống mũi ...
4.1. Điều trị ban đầu
- Chống sốc cho bệnh nhân ( nếu có).
Bệnh nhân có thể bị chấn thương mạnh gây choáng thậm chí hôn mê nên cần nhanh chóng cấp cứu kịp thời để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.
- Chống chảy máu:
Khi chấn thương gãy xương chính mũi thường kèm theo chảy máu mũi ở các mức độ khác nhau. Có thể cầm máu tạm thời bằng nhét meche hoặc merocel nếu chảy máu mũi nhiều, không tự cầm được.
- Đánh giá các tổn thương phối hợp, từ dó xử lý theo thứ tự cần thiết để cứu sống tính mạng và phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân.
4.2. Điều trị gãy xương
Trong điều trị chấn thương gây gãy xương chính mũi, có 3 vấn đề cần quan tâm:
- Thời gian điều trị
- Lựa chọn phương pháp vô cảm ( tê tại chỗ hoặc gây mê)
- Lựa chọn phương pháp nắn chỉnh xương chính mũi ( kín hoặc hở)
* Về mặt thời gian điều trị : có trường hợp chấn thương đòi hỏi phải xử trí ngay, có trường hợp có thể trì hoãn.
Trường hợp bệnh nhân đến sớm, trong 3-6 giờ đầu, khi tình trạng phù nề ít, nên tiến hành nắn chỉnh mũi ngay. Nếu phần mềm vùng mũi nề nhiều, có thể điều trị nội khoa, đợi sau 3-7 ngày mới điều trị nâng xương. Những trường hợp nặng, như chấn thương mũi hở, tổn thương rách phần mềm nhiều, cần điều trị ngay.
* Về phương pháp nắn chỉnh mũi và phương pháp vô cảm:
Nắn chỉnh mũi kín có thể thực hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
Thông thường, chỉ định nắn chỉnh mũi kín ở người lớn gồm: Gãy xương chính mũi 1 bên hoặc 2 bên và gãy vách ngăn mũi với tình trạng vẹo lệch < ½ bề rộng sống mũi
Chỉ định của nắn chỉnh mũi hở (thực hiện dưới gây mê) :
Nguyễn Văn Quyết